Các hoạt động Team Building cần thiết trong chương trình

Tổ chức Team Building là một trong những cách hay và quan trọng góp phần tạo nên sự gắn kết trong một tập thể. Để tạo ra một Team Building hiệu quả, cần phải chọn lựa được những hoạt động Team Building cần thiết và thật sự “chất”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những hoạt động Team Building cần thiết cho mỗi chương trình nhé!

Khi lựa chọn hoạt động Team Build cần lưu ý những gì?

Là một hoạt động tạo ra hiệu quả gắn kết thiết thức cho một tập thể. Nhưng nếu các hoạt động Teambuilding được chọn lựa không phù hợp sẽ rất dễ gây nhàm chán, mệt mỏi cho người chơi.

muc dich to chuc team building

Mục đích tổ chức chương trình

Vì vậy, khi lựa chọn hoạt động Teambuilding, các đơn vị tổ chức nên lưu ý về quy mô tham gia, đặc điểm của các thành viên tham gia, quy mô nhóm tham gia, mục tiêu chương trình, thời lượng chương trình, kinh nghiệm tham gia của người chơi và thước đo đánh giá kết quả. Theo đó:

1. Về quy mô tham gia

Trước khi chọn lựa hoạt động Teambuilding, đơn vị tổ chức cần xem xét về quy mô, số lượng của khách hàng để có thể chọn lựa được hoạt động phù hợp. Việc cân nhắc này sẽ giúp tránh tình trạng số lượng người chơi yêu cầu so với số lượng người chơi thực bị chênh lệch quá lớn.

2. Về đặc điểm của người chơi

Đơn vị tổ chức cần khảo sát về độ tuổi, trình độ, mục tiêu đào tạo của người chơi để lựa chọn các hoạt động Team Building phù hợp.

Căn cứ vào độ tuổi của người chơi là trẻ em, thanh niên, trung niên hay người cao tuổi. Đơn vị tổ chức cần chọn lựa các trò chơi vừa sức với độ tuổi đó. Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc vấn đề giới tính của người chơi trước khi chọn lựa các hoạt động Teambuilding.

Xem ngay: Cách lên ý tưởng cho các chủ đề Team Building hay nhất.

nguoi tham gia team building

Người tham gia chương trình

Căn cứ vào trình độ của người chơi, đơn vị tổ chức chọn lựa các hoạt động team building. Ví dụ, người chơi là người có trình độ học vấn cao sẽ phù hợp với những hoạt động Team Build mang tính trí tuệ cao. Trong khi đó, các hoạt động có tính chất như vậy lại không phù hợp với nhóm người chơi là công nhân hay người cao tuổi… .

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, ví dụ như khách hàng là người đảm nhận vai trò quản lý sẽ phù hợp với các hoạt động Teambuilding mang tính chiến lược. Hay đối tượng khách hàng là nhân viên kinh doanh, bán hàng sẽ thích hợp với các hoạt động mang tính cạnh tranh, phân định thắng – thua.

3. Mục tiêu chương trình

Đơn vị tổ chức cần nắm được rõ mong muốn, mục tiêu chính mà khách hàng muốn hướng tới là gì như: tăng cường gắn kết, tạo động lực hay hóa giải hiềm khích…

4. Môi trường tổ chức

Khảo sát địa điểm cũng như môi trường tổ chức chương trình cũng là yếu tố mà đơn vị tổ chức cần lưu tâm khi chọn lựa hoạt động Team Building. Ví dụ, địa điểm tổ chức ngoài trời thì thích hợp các hoạt động nào và có những phương án dự phòng thời tiết như thế nào…

Đừng bỏ lỡ: Kịch bản tổ chức Teambuilding chi tiết.

team building ngoai troi

Team Buil ngoài trời

5. Thời lượng chương trình

Cân nhắc về thời lượng chương trình cũng là một trong những điều cần lưu ý khi chọn lựa hoạt động Team Building. Thông qua đó, đơn vị tổ chức sẽ phân chia phù hợp thời lượng giữa các trò chơi, tính toán thời lượng phù hợp với từng người chơi hay thời điểm tổ chức các hoạt động…

6. Kinh nghiệm tham gia của người chơi

Khi lựa chọn hoạt động Team Building, đơn vị tổ chức cũng cần cân nhắc việc người chơi đã từng tham gia những hoạt động nào trước đó. Với những người chơi chưa có nhiều kinh nghiệm, nên chọn các hoạt động dễ dàng. Với những người chơi đã chơi nhiều lần, nên chọn các hoạt động mới mẻ, nhiều thử thách để tránh gây nhàm chán.

7. Thước đo đánh giá kết quả

Căn cứ vào tất cả các yếu tố bên trên, đơn vị tổ chức cần chọn các hoạt động có thước đo đánh giá phù hợp. Điều này nhằm tạo không khí vui vẻ, tạo sự gắn kết. Bên cạnh đó đạt được hiệu quả như mục tiêu ban đầu mà khách hàng mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: Những khó khăn thường gặp trong du lịch sự kiện Team Building.

pho bien luat choi

Phổ biến luật chơi

Hoạt động Team Building không thể thiếu trong chương trình

Các hoạt động Team Building sau đây là những hoạt động phổ biến, không thể thiếu trong hầu hết các chương trình, mời bạn cùng tham khảo:

1. Trò chơi tìm đồ vật

Hoạt động này được hầu hết người chơi đánh giá là khá vui nhộn, vừa sức, đơn giản, dễ chơi và phù hợp với đa phần người chơi. Người quản trò sẽ chọn đồ vật nào đó, một người chơi có nhiệm vụ giấu chúng tại nơi bí mật. Nhiệm vụ của các người chơi còn lại là phải tìm ra đồ vật đó. Ai tìm được nhiều nhất là người chiến thắng.

2. Trò chơi đoán ý đồng đội

Với trò chơi này, người quản trò sẽ đưa ra một tác phẩm hay từ ngữ cụ thể, nhiệm vụ của người chơi là dùng cử chỉ, điệu bộ… để diễn tả sao cho đồng đội của mình tìm ra đúng tác phẩm, từ ngữ đó.

3. Trò chơi kéo co

Đây là trò chơi quen thuộc, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Các thành viên sẽ được chia thành 2 đội chơi, mỗi đội nắm một đầu dây thừng để kéo về phía đội mình. Đội nào kéo dây qua vạch giữa thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

tro choi keo co

Trò chơi kéo co

4. Trò chơi bóng chuyền bãi biển

Trò chơi này phù hợp với số lượng người chơi ít, khoảng 10-12 người chơi. Theo đó, người chơi được chia thành hai đội và thi đấu với nhau. Đây là trò chơi vừa giúp rèn luyện sức khỏe, thể chất, vừa tăng cường tính gắn kết.

Các trò chơi Team Building trí tuệ đặc sắc

Trò chơi Team Building trí tuệ là nhóm hoạt động phù hợp với các đối tượng người chơi có trình độ học vấn cao. Dưới đây là ý nghĩa cũng như gợi ý một số trò chơi Teambuilding trí tuệ đặc sắc:

1. Ý nghĩa của các trò chơi Team Building trí tuệ

Giống như các trò chơi Team Build nói chung, các trò chơi Team Building trí tuệ ngoài mục đích tạo ra sân chơi giải trí cho một tập thể thì còn giúp tăng cường tính gắn kết tập thể, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, rèn luyện sức khỏe, tư duy sáng tạo, phát triển tư duy… .

Mời bạn xem: Ý tưởng tổ chức Team Building hay nhất tại đây.

chup hinh tap the

Chụp hình tập thể

2. Top trò chơi Team Building trí tuệ cho doanh nghiệp

Lấy ngọc trong giếng

Trò chơi này cần đạo cụ là những ống nhựa được đục nhiều lỗ, có chiều cao 1-2m cùng ít nhất 20 người chơi.

Theo đó, các đội chơi phải tự tìm cách đổ đầy nước vào cột nhựa để tìm quả bóng bên trong. Đội chiến thắng sẽ là đội tìm được quả bóng trước.

Tháp trí tuệ

Trò chơi này không giới hạn số người chơi và cần đạo cụ là những bó đũa và dây buộc. Có bao nhiêu đội chơi thì chuẩn bị bấy nhiêu bó đũa.

Theo đó, người chơi được chia thành nhiều đội, ít nhất 5 người mỗi đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là trong thời gian quy định phải ghép được một chiếc tháp đứng được từ những chiếc đũa. Đội chiến thắng sẽ là đội xếp được tháp cao nhất.

tro choi thap tri tue

Trò chơi tháp trí tuệ

Mê cung số

Trò chơi này cần ít nhất 15 người chơi, chia làm các đội khác nhau.

Theo đó, sẽ có kẻ nhiều ô trống và đánh số lần lượt từ 1 đến 25. Các thành viên mỗi đội sẽ nắm tay nhau xếp thành 1 hàng. Từng thành viên sẽ đi từ ô số 1 đến ô số 25 và phải tuân thủ theo quy tắc di chuyển đã được đề ra. Đội chiến thắng sẽ là đội hoàn thành thử thách nhanh nhất.

Mắt xích bền bỉ

Trò chơi này yêu cầu chia người tham gia thành các đội, mỗi đội từ 8 – 10 người. Theo đó, theo hàng ngang, các thành viên sẽ vắt chéo tay nhau tạo thành mắt xích. Khi người quản trò phát lệnh, tất cả các đội phải cùng nhau nhảy ếch về phía trước. Nếu đội nào có người ngã hoặc làm đứt mắt xích thì phải quay lại vị trí xuất phát và nhảy lại từ đầu. Đội chiến thắng sẽ là đội đến đích nhanh nhất.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những hoạt động Team Building cần thiết trong nhiều chương trình. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị, bổ ích dành cho bạn.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event)

Địa chỉ: 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM

Hotline: 0932 621 282 – 0909 621 282

BÀI VIẾT LIÊN QUAN