Thông thường mỗi lần một công trình nào đó đã thực hiện xong muốn đưa vào hoạt động thì phải tiến hành tổ chức lễ khánh thành. Dường như sự kiện này là cái cần thiết bắt buộc vậy? Sự kiện khánh thành công trình mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vậy ý nghĩa của lễ khánh thành này mang lại là gì? Để biết kỹ hơn thì hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp nhé.
Ý nghĩa về mặt tinh thần và phong thủy
Buổi lễ khánh thành đã trở thành đứa con tinh thần của hầu hết doanh nghiệp lớn nhỏ. Với mục đích công trình đi vào hoạt động thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn, khởi sắc thuận lợi. Mang lại sự yên tâm cho những chủ đầu tư. Buổi lễ đã trở thành nét văn hóa lâu đời.
Đừng bỏ lỡ bài viết về: Quy trình tổ chức lễ khánh thành chi tiết.
Ý nghĩa của lễ khánh thành về mặt kinh doanh là gì?
Lễ khánh thành được tổ chức nhằm thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể tạo hiệu ứng truyền thông phủ rộng trên phạm vi toàn thể đất nước, thu hút sự chú ý của dư luận và báo chí. Sự kiện này rất thuận lợi cho chủ sở hữu, nhà đầu tư để quảng bá hình ảnh cá nhân và tập thể của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, có thể quảng cáo dịch vụ, sản phẩm và xây dựng mối quan hệ tiềm năng.
1. Xây dựng hình ảnh công ty
Hầu hết một doanh nghiệp mà muốn nhiều người biết đến họ đang kinh doanh cái gì thì hình ảnh là cái không thể thiếu. Do đó việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty ấn tượng là điều đầu tiên thu hút khách hàng. Việc tổ chức lễ khánh thành phải được chu toàn và cẩn thận sẽ gây ấn tượng trong mắt khách hàng. Không chỉ vậy, còn tạo sự uy tín cho khách hàng. Muốn công ty ngày càng thịnh vượng thì chiến dịch marketing là bàn đạp đầu tiên.
Bài nhiều người quan tâm nhất: Tìm hiểu về lễ khánh thành là gì và điểm khác nhau với lễ khai trương.
2. Quảng bá dịch vụ, sản phẩm
Bên cạnh tổ chức lễ khánh thành, doanh nghiệp có thể xen kẽ việc quảng bá dịch vụ và sản phẩm cung cấp đến khách hàng. Điều này sẽ tạo niềm tin và sự trung thành của khách hàng tiềm năng. Dù bất kỳ ở đâu, bất cứ khi nào thì khách hàng vẫn nhớ tới thương hiệu của mình.
3. Xây dựng mối quan hệ tiềm năng
Thông thường trong buổi lễ khánh thành thì bạn sẽ mời rất nhiều khách tham dự. Từ những nhà đầu tư, những đối tác, cộng sự tiềm năng của công ty. Đây chắc sẽ là cơ hội tuyệt vời để công ty, doanh nghiệp thể hiện ưu điểm và tính chuyên nghiệp của mình. Bên cạnh đó, tạo mối quan hệ song phương mang lại nhiều lợi nhuận sau này.
Ý nghĩa của lễ khánh thành đối với phát triển doanh nghiệp
1. Sự kiện trọng đại của doanh nghiệp, công ty
Mục đích của lễ khánh thành giống với lễ khai trương là sự đánh dấu một bước ngoặt mới, một khởi đầu mới với nhiều may mắn trong tương lai. Lễ khánh thành của các công trình được ví như lễ khai trương: nhà hàng, khách sạn, resort, cao ốc,…
2. Tạo sự hứng khởi cho doanh nghiệp, công ty
Lễ khánh thành là thời khắc thiêng liêng nhất để đưa công trình vào hoạt động. Chúng góp phần tạo sự hưng phấn, hân hoan cho các thành viên trong doanh nghiệp, công ty. Đồng thời đây cũng là dấu mốc khẳng định cho một tương lai phát triển.
Tìm hiểu thêm: Những yêu cầu cần phải có khi tổ chức khánh thành để biết nhiều hơn.
3. Văn hóa của doanh nghiệp
Lễ khánh thành công trình đã trở thành nền văn hóa từ xưa tới nay. Việc tổ chức phải được chuẩn bị chu đáo từ khâu kịch bản đến nhân sự và tổ chức sự kiện. Đây được xem là sự kiện trọng đại, quan trọng tạo nên sự thiện cảm trong lòng đối tác và khách mời. Là bàn đạp quảng bá thương hiệu của công ty, doanh nghiệp để nhiều người biết đến.
Các bước tổ chức lễ khánh thành
Lên kế hoạch tổ chức chương trình
- Tính toán số lượng khách mời tham dự. Trong buổi lễ không thể thiếu: giám đốc, nhân viên, đối tác kinh doanh.
- Lựa chọn địa điểm tổ chức cho buổi lễ: Tùy vào công trình sẽ lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp. Bình thường thì chọn tại địa điểm kinh doanh, công trình dự án. Còn một số công trình được tổ chức tại các trung tâm hội nghị, sảnh,… như cầu, tượng đài,…
- Dự trù ngân sách, chi phí tổ chức.
- Lựa chọn phong cách tổ chức phù hợp với chủ đề buổi lễ.
- Lên ý tưởng khung trang trí, thiết kế thiệp mời.
- Xin giấy phép tổ chức.
- Phân chia công việc và sắp xếp nhân sự hợp lý.
Tiến hành tổ chức
Mặc dù bạn tự tổ chức hay là thuê đơn vị tổ chức thì bạn vẫn kiểm soát lại công việc và công đoạn của buổi lễ. Cụ thể:
- Tổng duyệt trước để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ.
- Đón chào khách mời: Phân chia nhân sự phù hợp, đầy đủ: khu đón khách, khu nhận quà và người hướng dẫn vị trí khách ngồi.
- Những tiết mục văn nghệ sôi nổi giúp buổi lễ thêm hấp dẫn.
- Phần giới thiệu và đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề.
- Cắt băng khánh thành trong buổi lễ.
- Múa lân chúc mừng, pháo nổ giúp không khí sôi động, làm ăn phát đạt.
- Tổ chức một bữa tiệc chúc mừng có thể là tiệc bàn hay tiệc đứng buffet.
Phần cuối của buổi lễ
- Chụp hình ảnh kỷ niệm cùng đối tác, nhân viên, khách mời.
- Tiễn khách và gửi lời cảm ơn chân thành tới khách mời.
Trên đây là những ý nghĩa của lễ khánh thành cũng như lý do tại sao phải chú trọng buổi lễ này đến vậy. Bên cạnh đó cũng cung cấp cho bạn các bước để tổ chức lễ khánh thành hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.
Mọi nhu cầu tổ chức sự kiện quý khách có thể liên hệ với Hi-Event để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event)
Địa chỉ: 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM
Hotline: 0932 621 282 – 0909 621 282