Quyết định và nghị quyết đại hội cổ đông công ty cổ phần

Quyết định Đại hội đồng cổ đông là gì ? Nghị quyết đại hội cổ đông là gì ? Sau đây Hi-Event xin được chia sẻ quy định về quyết định Đại hội đồng cổ đông trong Công ty cổ phần tới quý bạn đọc. 

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong Công ty cổ phần

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, trong công ty cổ phần sẽ bao gồm:

  • Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Tổng số cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm các cổ đông nắm giữ các loại cổ phần sau:

  • Cổ phần phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết
  • Cổ phần có cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết và không dự họp Đại hội đồng cổ đông.
dai-hoi-co-dong-acb

Đại hội cổ đông ACB

Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết của đại hội cổ đông

Trong hội đồng đại cổ đông sẽ bao gồm tất cả các cổ đông có quyền được biểu quyết và đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông thông qua nghị quyết với 2 hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

1. Biểu quyết tại cuộc họp

Biểu quyết tại cuộc họp sẽ dành cho trường hợp:

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty.
  • Định hướng phát triển công ty.
  • Loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại.
  • Biểu quyết đồng ý bầu, miễn nhiệm hay bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
  • Quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định.
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
  • Tổ chức lại, giải thể công ty.

Bật mí: Cách tổ chức đại hội cổ đông thường niên hiệu quả

bieu-quyet-dai-hoi

Biểu quyết đại hội

Về nội dung của biểu quyết sẽ thực hiện gồm các mục sau đây:

  • Cổ đông cũng có thể trực tiếp tham dự họp, có thể ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp.
  • Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội cổ đông phải lập thành văn bản ủy quyền theo mẫu do công ty phát hành. 

Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội cổ đông trong các trường hợp:

  • Người tham dự đại hội cổ đông sẽ tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp.
  • Người tham dự đại hội cổ đông có thể ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
  • Người tham dự biểu quyết thông qua hình thức hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hay hình thức điện tử khác.
  • Người tham dự có thể gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.

2. Lấy ý kiến bằng văn bản

Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản khi áp dụng họp hội đồng cổ đông. Nó sẽ được áp dụng với các trường hợp như sau:

  • Hội đồng quản trị lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản chứ không phải qua hình thức khác. 
  • Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu cũng như lập biên bản kiểm phiếu

Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản bao gồm:

  • Gửi thư, phiếu lấy ý kiến có chữ ký của cổ đông. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty thì phải được đựng trong phong bì dán kín, không ai được quyền mở.
  • Gửi fax hoặc thư điện tử đến cho đại hội.
  • Đặc biệt, thư và văn bản khi được gửi đến phải được niêm phong cho đến khi đại hội cổ đông diễn ra mới được mở. 
dai-hoi-co-co-dong-acb.

Đại hội cổ đông ACB

3. Giá trị pháp lý

Về giá trị pháp lý quyết định và nghị quyết của đại hội cổ đông. Nó bao gồm việc hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn 90 ngày sau khi diễn ra đại hội cổ đông. Lúc này biên bản họp quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/Q13. Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các trường hợp sau đây:

  • Các bước triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này
  • Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
hoi-truong-to-chuc

Hội trường tổ chức

Như vậy, bài viết trên Hi-Event đã gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản và chi tiết nhất về quyết định cũng như nghị quyết đại hội cổ đông công ty cổ phần. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn đọc khi tìm hiểu về quyết định cũng như nghị quyết của đại hội cổ đông nhé.

Nếu bạn đang tìm kiếm công ty tổ chức sự kiện đại hội cổ đông trọn gói giá rẻ tại HCM thì hãy liên hệ với Hi-Event nhé!

Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event)

Địa chỉ: 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM

Hotline: 0932 62 12 82 – 0909 62 12 82

BÀI VIẾT LIÊN QUAN